thiền na

Thiền na là một giáo phái dùng khổ hạnh để tu luyện, được sáng lại bởi ông Phất Đang La (Ni Granto Jati Putra) trước đời Phật Thích Ca. Sau này đến đời Phật Thích Ca đã lập ra 6 thứ Ba La Mật và cái thứ 5 cũng được gọi là Thiền Na. Thật sự Thiền na chỉ là một tên gọi của phương pháp tu luyện Thiền, nhằm giúp con người chứng đạt tuệ giác viên mãn và đạt thành tựu đạo quả Vô Lượng Chánh Giác.

Thiền Na là gì?

Thiền na còn được gọi tắt là Thiền hay Thiền định, ngày xưa được dịch là tư Duy Tu, sau được dịch theo Hán Ngữ nghĩa là “tĩnh lự”.

  • Tu tư duy có nghĩa là tu tập bằng phương pháp suy cứu, suy nghiệm, nghiên tầm về những đối tượng thuộc tâm thức.
  • Tĩnh lự có nghĩa là sử dụng tâm thể tĩnh lặng để thẩm sát các vấn đề trong đạo pháp.

Có thể hiểu Thiền na là lắng đọng tâm tư, đạt đến trạng thái tinh thần khi tâm được hoàn toàn tĩnh lặng, không ý niệm, không suy nghĩ, mà chỉ chuyên chú tâm ý vào một đối tượng duy nhất. Khi đó tâm dụng mạnh mẽ hầu quan sát và suy nghiệm chân lý.

thiền na
Tu tập Thiền giúp con người đạt đến cảnh giới giải thoát

Thiền Na – Thiền định có mấy cấp độ?

Thiền na hay Thiền định có thể gọi là trạng thái của tâm lý ở mức “tĩnh lự”. Tuy nhiên ở Dục giới thì không thể nào đạt được trạng thái này. Tĩnh lự chỉ xuất hiện ở Sắc giới và Vô sắc giới.
Ở mỗi giới tu tập Thiền định đều được phân làm bốn cấp bậc từ thấp lên cao, cũng là chung cho cả Phật Pháp, Thế Gian Pháp, cả Thánh và Phàm. Nghĩa là dù theo phương pháp nào đi nữa chỉ cần có đường lối và công quả thì đều có thể đạt đến 4 cấp bậc này. Tuy nhiên đây cũng chỉ là Thế Gian Pháp.

Thiền định có nhiều cấp độ tu tập khác nhau
Còn đối với Thiền định của chư Phật, Bồ Tát, A-la-hán thì thuộc Xuất Thế Gian Pháp, nó không ở trong phạm vi Dục giới, Sắc giới hay Vô sắc giới. Vì trạng thái tĩnh lự của các vị này đạt đến sự thoát ly tam giới. Vậy nên, nếu con người muốn quan niệm chân lý thì cần phải nhờ đến tu pháp Thiền định. Theo kinh sách có dạy Thiền gồm 3 trình độ, cụ như sau

Thế Gian Thiền:

Pháp Thiền này còn gọi là căn bản Thiền, gồm 2 loại là: Căn bản tịnh Thiền và căn bản vị Thiền
– Căn bản vị Thiền gồm 12 phẩm, được phân làm ba là: Tứ Thiền, Tứ vô lượng và Tứ không.

  • Người nào trong phàm giới chán cảnh tán loạn của Dục giới thì tu Tứ Thiền.
  • Những ai muốn có phước lớn thì tu Tứ Vô Lượng.
  • Người chán cảnh sác giới chật hẹp thì có thể tu Tứ không.

– Căn bản vị Thiền được phân làm 2 loại là: Lục diệu môn (dành cho người có huệ tánh nhiều) và Thập lục đặc thắng (cho người có định tánh nhiều).
– Người ta có thể căn cứ vào pháp Thiền này để phát sinh ra vô lậu trí được gọi là Căn bản tịnh Thiền.

thiền na
Ai cũng có thể tham gia tu tập Thiền định

Xuất thế gian Thiền:

Đây là pháp Thiền của bậc xuất thế đạt đến kết quả ly dục, phát sinh vô lậu trí. Gồm 4 thứ Thiền quán là:

  • Cửu tướng quán
  • Bát bối xả quán
  • Bát thắng xứ quán
  • Thập nhất thiết xứ quán

Pháp Xuất thế gian thượng thượng Thiền:

Là pháp Thiền cao tột đỉnh của các bậc đại nhân. Kinh Địa Trì có giải về 9 môn đại Thiền, như sau:

  1. Tự tánh Thiền: là quán sát thật tướng của tự tâm bên trong mà không cần lấy đối tượng ngoại cảnh.
  2. Nhất thiết Thiền: Giúp con người tự hành và hóa tha.
  3. Nan Thiền: Là môn Thiền gian nan và thâm diệu, khó tu hành.
  4. Nhất thiết môn Thiền: Là tất cả các pháp Thiền định đều được xuất phát từ môn (hay còn gọi là cửa) này.
  5. Thiền nhân Thiền: Là môn Thiền của chúng sanh có đại Thiền căn cùng tu.
  6. Nhất thiết hạnh Thiền: Là bao nhiếp tất cả hạnh pháp của Ðại thừa.
  7. Trừ não Thiền: Là loại Thiền có năng lực loại bỏ phiền não, khổ đau cho chúng sinh.
  8. Thử thế tha thế lạc Thiền: Giúp cho chúng sinh an lạc trong hiện tại và tương lai.
  9. Thanh tịnh tịnh Thiền: Giúp đoạn trừ hoàn toàn các hoặc nghiệp, và chứng được Tịnh báo đại Bồ đề. Khi đạt đến môn Thiền này sẽ có tâm ý hoàn toàn thanh tịnh và cũng không còn thấy cái tướng thanh tịnh ấy nữa, nên còn được gọi là Tịnh báo.
Tu tập pháp Xuất thế gian thượng thượng thiền

Thiền Na có những loại nào?

Theo ngôn giáo của Phật Thích Ca thì bất cứ Đại thừa hay Tiểu thừa đều lấy việc tu Thiền là cốt yếu. Các phái ngoại đạo mỗi phái đều tự tạo nên pháp Thiền riêng cho mình. Tuy chúng có đồng tên gọi là Thiền, nhưng tính chất nội dung của mỗi phái là khác nhau. Cụ thể như:

  • 12 Tịnh Pháp Thiền của Phát Đang La, Phi Tưởng của Bà La Môn đều khác nhau.
  • Các loại Thiền của Phật Giáo như Lục Độ Thiền của Đại Thừa, Tứ Đế; Hay Thập Nhị Nhân Duyên của Tiểu thừa cũng đều khác nhau.
  • Bất Lập Văn Tự Thiền của Tối thượng thừa hay còn gọi là Giáo Ngoại Biệt Truyền do Phật Thích Ca đích thân truyền cho Ma Ha Ca Diếp và sau đó được Bồ Đề Đạt Ma truyền vào Trung Quốc là phái Thiền khác hẳn với các phái Thiền khác. Ở đây chỉ chú trọng vào phương pháp thực hành, không lập văn tự lý luận, nên được gọi là Thiền tông.
thiền na
Mỗi phái tu đều có cách Thiền khác nhau

Thiền định hay Thiền Na có những công năng gì?

Theo Bồ Tát khi tu tập Thiền hạnh con người có thể đạt được đến 10 kết quả tốt đẹp như sau:

  1. Được an trú trong pháp thức uy nghi: Vì tu Thiền định cần phải trải qua một thời gian khá dài để ngũ căn được tịch tịnh, chánh định được phát khởi mà không cần sự cố gắng vẫn được an trụ trong pháp thức uy nghi.
  2. Được thực hành cảnh giới từ bi: Tu Thiền định sẽ giúp ta giữ được tâm từ bi, tâm thương yêu chúng sanh và muốn cho tất cả được an yên, tốt đẹp.
  3. Không cần phiền não: Thiền định sẽ giúp xua tan mọi phiền não và giúp con người không còn phát sinh các tính tham, sân, si nữa.
  4. Giữ gìn được các giác quan: Thiền định giúp sắc, thanh, hương, vị và xác không thể lay động được con người.
  5. Trở nên vui vẻ và lạc thú
  6. Giúp con người lìa xa được ái dục: Khi Thiền định đến mức tâm niệm được lắng yên thì ái dục cũng sẽ không còn phát sinh được nữa.
  7. Tuy chứng được chân không: Còn người sẽ không bao giờ rơi vào chỗ chấp đoạn diệt hư vô khi tu tập Thiền định.
  8. Đạt đến sự giải thoát.
  9. Giúp khai phát trí tuệ vô lượng và an trú trong cảnh giới của chư Phật.
  10. Đạt đến sự giải thoát thành thục, nơi mà tất cả các nghiệp không còn nhiễu loạn được nữa.
Tu Thiền mang đến nhiều lợi ích cho tâm – thân – trí

Kết luận

Mong rằng sau khi hiểu về Thiền na và các lợi ích thiết thực mà pháp môn này mang lại, thì các bạn sẽ bắt đầu tu tập để được tự tại, dứt trừ phiền não và mở rộng tâm từ bi, trí tuệ được phát chiếu, cảnh giới của sự giải thoát được phô bày ra trước mắt.
Và để việc tu tập Thiền định của mình nhanh chóng có kết quả thì bạn nên lựa chọn một nơi đảm bảo sự an tĩnh, tập trung. Chọn nơi Thiền định có thể hòa mình với Thiền nhiên là tốt nhất. Và một lựa chọn lý tưởng để tu Thiền định mà bạn nên quan tâm đó là MEDI Thiên Sơn – Nơi kết nối con người với đỉnh cao của tu tập tĩnh lự.